Ngày đầu tiên ở thành phố lạ...
Tôi đeo cái ba lô nặng nề chờ lấy hành lý. Những bóng người nhỏ thó bọc trong mớ quần áo giày cộm đang lô nhô chờ va li xuất hiện trên băng chuyền trông thật kỳ cục. Tôi sát hai lòng bàn tay thật mạnh, áp lên má, hít một hơi thật dài rồi thả ra. Hơi nước đọng trong không khí thành từng đợt khói tròn tròn, lan tỏa dần vào không trung rồi biến mất. Đến đợt khói thứ mấy chục gì đó thì chiếc va li nâu cũ kỹ của tôi lù lù xuất hiện. Tôi túm lấy thật nhanh rồi kéo nó ra khỏi dòng người lô nhô xa lạ.
Bà và chú tôi đã đứng chờ sẵn ở ngoài. Bà vẫy tay thật cao để tôi nhìn thấy rồi xoa đầu tôi một lúc. Bà hỏi tôi vô số thứ, và tôi cứ lơ mơ buông ra hàng ngàn vạn những câu trả lời lan man. Bà cười, tôi cũng cười. Tôi đút hai tayvào túi áo khoác, đưa cho chú cái va li và ngồi lên xe về nhà.
Cũng không hẳn là về nhà.
Ngày thứ hai ở thành phố lạ…
Cuộc điện thoại dài lê thê hầu nhưchỉ mình bố tôi độc thoại vừa kết thúc. Tôi ngả người nằm dài trên giường, nhìn lên trần nhà vô cảm, xung quanh là tất cả những vật dụng mà một đứa bằng tuổi tôi hằng mơ ước. Tôi chưa quen với thời tiết lạnh thế này, nhưng tôi thích những đụn khói trắng tỏa ramỗi khi tôi hà hơi vào không khí. Có một chút nuối tiếc và tang thương.
Tôi đang chờ mẹ gọi điện, một cách miễn cưỡng. Những sợi dây gắn bó vô hình đã bị mài mòn vàongày bố mẹ tôi ra toà ly hôn. Mọi thứ diễn ra thật chóng vánh. Tôi theo bố, như một điều hiển nhiên đã được sắp đặt từ lúc mới sinh. Tôi cũng không hiểu tại sao, nhưng một phần nào đó trong con người tôi luôn mách bảo rằngnếu có bất trắc gì đó xảy ra, tôi sẽ đi theo bố, hoặc ít nhất là ở bên bố về mặt tinh thần. Gần bảy giờ, mẹ tôi gọi điện, cuộc nói chuyện chóng vánh đầy đủ những nội dung cần thiết.
Tôi lấy cớ sắp xuống ăn cơm để chấm dứt những quãng im lặng khó xử giữa hai mẹ con. Mẹ tôi chắc chăn sẽ không gọi điện trong hai ngày tới. Từ giờ đến lúc ấy hầu như chẳng có gì để lo nghĩ. Ăn cơm xong, tôi mặc chiếc áo khoác dày cộm, quàng đại cái khăn rồi mở cửa bước ra ngoài.
- Đi đâu thế cháu? – Bà tôi gọi với theo.
- Cháu ra ngoài có tí việc.
- Đi đâu thì bảo chú Hưng chở đi.
- Dạ thôi. Cháu đi thăm thú xung quanh cho đỡ lạ đường.
Nói xong tôi xỏ giày đi luôn. Bà tôicũng không hỏi thêm. Tôi rất thích bà vì bà luôn hiểu và tôn trọng những khoảng riêng tư củatôi, luôn cho tôi một khoảng trống để tôi có thể chui vào đó làm gì tùy thích. Mùa này hoa sữa nhiều. Nơi tôi ở trước kia không có hoa sữa, hoặc cũng có mà ở đâu đó xa lắc. Tôi lập tức bị choáng ngợp với hương hoa sữa nồng nàn đông đặc trong không gian ở đây.
- Hắc quá!
Bất giác, tôi lấy khăn quàng cổ che lên mũi rồi lầm lũi bước đi về phía vỉa hè rải đầy lá rơi. Đêm hôm đó tôi về lại nhà, hương hoa sữa len lỏi vào khắp nơi, cả vào giấc ngủ.
Ngày thứ ba ở thành phố lạ...
Cô giáo giới thiệu tôi với tụi bạn trong lớp. Tụi bạn mới chẳng khác gì với lớp cũ của tôi. Đứa congái sáng láng và mặt mũi nghiêm túc nhất chính là lớp trưởng, mấy thằng con trai bị đẩy xuống cuối lớp ngồi, thỉnh thoảng hứng vài cái lườm hoặc những câu dọa nạt bâng quơ của cô chủ nhiệm, còn những đứa khác cứ túm năm tụm ba làm mấy việc linh tinh. Tôi hài lòng với một tập thể như vậy, để cho tôi mặc sức tỏ ra bình thườngvới một cuộc sống vốn dĩ đã bình thường.
Mỗi khi đi học về, tôi ôm ngay cái máy tính, lên mạng chơi game và kiếm vài cái blog linh tinh để đọc giải khuây. Thời này chẳng còn mấy người viết blog, những gì cầnnói người ta quăng hết lên mạng xã hội để dân tình tha hồ chú ý vàphân tích. Vậy nên mỗi khi đọc được một blog hay, tôi thấy an toàn hơn, không hiểu sao.
“Tui thỉnh thoảng cũng đi bộ một mình, lúc trời chuyển thu để đạp lên những cái lá khô nghe lạo xạo.Tui không lãng mạn, cũng không sâu sắc được đến mức cảm thấy ởđó có chút gì ý nghĩa. Đơn giản là tôi thích đạp cho cái gì đó tan ra rồi đứng nhìn nó bị gió thổi bay đi. Những lúc ấy, tui thấy vui, còn các bạn thấy vui không thì mặc kệcác bạn!”
Vừng là con gái, tôi đoán vậy. Thậtra việc bạn ấy là trai hay gái, tôi phải gọi bạn ấy là chị hay em, với tôi không quan trọng. Quan trọnglà tôi thích đọc những gì bạn ấy viết, một cách âm thầm, để cảm nhận một chút an ủi trong lòng. Bạn ấy đang sống ở miền Bắc, cũng như tôi, hoặc ít ra cũng sống ở nơi nào đó có bốn mùa, vàbạn ấy chẳng quan tâm đến những gì người khác nghĩ.
“Mùa Đông không vui. Nhưng tui thích hoa sữa. Tui không ngắm. Nếu vừa tầm tay là tui phải nhảy lên bứt ngay một bó, ném vào rọ xe và mang về nhà treo lên cửa. Thỉnh thoảng chị Trứng Cút lại vàophòng tôi hét toáng lên. Chị ấy không thích mùi hoa sữa vì nó nồng, nhưng đấy không phải là vấn đề.
Với tui thì hầu như không có cái gì là vấn đề hết.”
Tôi đọc ngấu nghiến, cũng không thấy lạ khi blog chẳng có bình luận nào. Chắc trong lúc langthang, tôi đi lạc vào góc riêng của một ai đó. Nhưng trong thế giới ảo này, sao biết được ai là ai.
Ngày thứ năm...
Vỉa hè quanh khu tôi ở rộng và dài. Tôi thích đi bộ thật chậm từ đầu đến cuối đường, đến xem đã đi qua bao nhiêu gốc hoa sữa rồi dừng lại ở hàng nước của bác TócDài. Bác ấy tóc đã ngả bạc và có để râu. Dáng người và nét mặt nghệ sĩ của bác ấy vừa hợp lại vừakhông hợp với một ông chủ hàngnước nhỏ ở khu phố cổ. Thỉnh thoảng, bác ấy chỉ cho tôi từng gốc hoa sữa, gốc này bao nhiêu tuổi, gốc này có bị đổ mấy lần, gốcnày là chỗ mấy bác bán hàng ronghay ngồi, gốc kia chẳng là gì cả, nhưng nếu thiếu nó thì dãy phố cổ này chẳng còn ý nghĩa. Tôi cứ ngồi gật gù như phản xạ, ngắm những bóng người đổ dài chạy vụt qua những ngọn đèn đường.
Giữa lòng phố cổ có một con phố rất riêng. Giữa thế giới ảo bao la cũng có một góc nhỏ rất riêng của một người rất lạ.
“Nếu hai người không yêu nhau nữa, họ có quyền bỏ nhau. Ngay cả khi hai người yêu nhau ấy là bốmẹ tui, thì tui cũng cổ vũ cho sự đổ vỡ đúng nơi, đúng lúc. Chuyện đó đối với tui chẳng thành vấn đề,nhưng lại là một vấn đề rất lớn đối với mẹ tui. Người lớn có quá nhiều vấn đề, đến mức luẩn quẩn không thể dứt ra được, và dần quen với việc sống trong nhà tù tâm tưởng của chính mình.
Chị Trứng Cút chị ấy khóc. Tui thì chẳng bận tâm. Nước mắt trước giờ vốn chẳng giải quyết được gì. Và cả nước mắt của tui hay của chị Trứng Cút thì đơn giản chỉ là nước muối, thứ nước muối chỉ có thể lau đi chứ không dùng được vào việc gì khác.”
Tôi chống tay lên cằm và tưởng tượng hình ảnh của Vừng. Bạn ấy đeo kính, tôi cũng không hiểu vì sao nhưng tôi đoán chắc là bạn ấyđeo kính. Tóc bạn ấy đen và dài qua vai. Bạn ấy cũng hay chống tay lên cằm mỗi khi phải suy nghĩ gì lâu lắm, y như tôi vậy. Tôi phì cười với suy nghĩ của chính mình, lên giường nằm gác tay lên trán và nhìn trân trân lên trần nhà mộtlúc lâu. Tôi luôn nghĩ cuộc hôn nhân của bố mẹ tôi là một sự thất bại nặng nề, cho đến khi đọc blogcủa Vừng. Tôi với bạn ấy, ai mới làngười thật sự bất hạnh đây?
Tôi nhổm dậy, khoác vội cái áo và đi bộ ra ngoài đường.
Ngày thứ tám…
Tôi đút hai tay vào túi áo, đứng một mình ở bờ hồ rất lâu, sương phủ kín mặt hồ lúc sáng sớm rồi tan dần khi nắng lên. Tôi đang cố thích nghi với thành phố mới. Tôi không còn thấy xa lạ với cái lạnh buốt giá và bầu không khí đông đúc ngột ngạt ở đây nữa, nhưng từ sâu thẳm vẫn có cái gì đó khiếntôi không thể tìm thấy một mối quan hệ gắn bó thân thuộc nào.
Tôi không muốn ở đây, cũng không muốn quay lại nơi tôi đã từng sinh ra và lớn lên. Một nơi không có ký ức gì, xét cho cùng vẫn tốt hơn một nơi có đầy hoài nịêm nhưng xen lẫn nhiều đổ vỡ. Chỉ có những lúc đọc blog của Vừng và nhìn thấy những nỗi cô đơn bạn ấy đang trải qua, tôi mới cảm thấy lòng mình được an ủi ít nhiều.
“Hà Nội hôm nay lạnh, nhưng tui vẫn muốn mặc quần áo mỏng ra đường để cho tay và chân tê cóngđi. Tui thấy thoải mái khi không có cảm giác gì, để tui không phải quan tâm đến xung quanh nữa. Giá mà có cách để dọn sạch những cảm giác trong tâm can của con người thì tui sẽ xung phong thử nghiệm.”
Tôi cũng muốn được như thế. Tôi muốn được ngồi cạnh bạn ấy để cảm thấy trí óc chúng tôi trống rỗng đi cho mọi cảm xúc xưa cũ dần biến mất. Vừng sẽ đội cái mũ len cũ và khoác một cái áo nhạt màu. Tôi vẽ ra trong đầu hình ảnhcủa bạn ấy từng tí một.
“Ngày mai tui sẽ ra hồ. Tui sẽ lại ngắm cột truyền hình cao vút lẫn trong sương, đứng ở khoảng sân rộng với cái ghế đá bị vỡ đôi và chờ cho đến khi tay thật lạnh.”
Tôi biết nơi mà Vừng đang nói tới.
Tôi đi bộ ra bờ hồ tìm bạn ấy. Tôi đứng cạnh chiếc ghế đá vỡ một lúc lâu, từ lúc cột truyền hình chỉ là một vạch lờ mờ cho đến khi mọi thứ dần hiện rõ nhưng vẫn không thấy, hoặc những gì tôi tưởng tượng về bạn ấy hoàn toànsai lầm. Tay tôi tê dần đi. Tôi nắm chặt hai bàn tay trong túi áo khoác và bắt đầu cảm thấy lạnh, nhưng trong lòng thư thái lạ thường. Tôi nhắm mắt, cảm nhận mọi cảm xúc của mình đang dần vơi đi giữa một ngày Đông lạnh. Lá xà cừ rơi xuống mặt hồ, làm mặt nước gợn lên vài đợt sóng nhẹ tênh.
- Mượn không?
Lớp trưởng mới của tôi chìa ra một chiếc mũ len đã cũ đưa cho tôi rồi mũ của cái áo khoác màu kem trứng đội lên đầu.
- Trùng hợp thế nhỉ! - Bạn ấy cườiđôi mắt nheo lại đằng sau cặt kính mắt.
- Nếu không phải thì sao?
Tôi quay sang bình thản nhìn Vừng. Cuộc sống của tôi ở lớp mới mờ nhạt đến mức tôi hầu như không để ý ngoại hình của những người xung quanh, hoặc cũng có nhưng tôi không bao giờghép nối mọi việc theo một chiều hướng bất ngờ như vậy.
- Tớ đọc blog của cậu nhưng không biết đấy là cậu. Tớ chỉ biết hôm nay tớ phải ra đây để tìm bạn Vừng.
Vừng chìa tay cho tôi. Tay bạn ấy cũng lạnh cóng đi trong bàn tay tê dại của tôi. Chúng tôi chia nhauchỗ ngồi khiêm tốn của chiếc ghế đá vỡ.
- Tớ biết chuyện gia đình cậu. Cô chủ nhiệm có nói sơ qua. - Vừng vừa nói vừa nhìn ra xa, chân giẫmlên một cái lá khôcho đến khi nó vỡ thành những mảnh lá con con.
- Tớ cũng biết chuyện của cậu. Cậu kể.
Chúng tôi phì cười. Bàn tay tôi ấm dần lên, những cảm giác nặng nề của bao ngày qua tan đi đâu hết, chỉ còn thứ gì đó thư thái lắm, đang dâng lên trong lồng ngực tôi từng phút một. Tôi và Vừng ngồi cạnh nhau như hai đường thẳng song song, nhưng vì Trái Đất tròn nên đã giao nhau.
“Hôm nay tui và bạn Rù gặp nhau.Trái Đất nhỏ và tròn như một chùm hoa sữa vậy…”
“Bạn Rù có một đôi mắt buồn. Buồn ơi là buồn. Buồn đến mức tui nghĩ tui có thể ngủ trong đôi mắt ấy một cách thiệt tình là bình thản. Hôm nay là lần thứ ba tôi thấy bạn ấy đi bộ một mình, rất lâu. Bạn ấy thích cúi xuống chân nhìn những lá vàng mà bạn ấy giẫm lên, và thỉnh thoảng ngẩng lên trời phả những làn hơi dài và cứ nhìn đăm đăm vào không trung một lúc. Thật là kỳ cục!”
...
“Hôm nay lớp tui có bạn mới. Tui gọi bạn ấy là Rù vì lúc nào đi bộ cũng thích nhìn xuống chân. Bạn ấy hoà nhập nhanh đến nỗi con trai chẳng coi bạn ấy là một ma mới nữa. Tui thấy vui. Tui không biết tại sao nhưng sau mỗi khi nhìn bạn ấy tui lại thấy vui. Rất vuivui…”
Ngày thứ mười ở thành phố lạ…
À không, ngày thứ mười ở Hà Nội